Giới thiệu về thông tin tuyển sinh ngành cơ khí chế tạo máy

Giới thiệu về thông tin tuyển sinh ngành cơ khí chế tạo máy tranh cát giá rẻ Sài Gòn

tranh cát giá rẻ | tranh cat sai gon gia re

Giới thiệu về thông tin tuyển sinh ngành cơ khí chế tạo máy

Ngành Cơ khí chế tạo được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên Cơ khí chế tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng cơ bản về cơ khí chế tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Thông tin tuyển sinh ngành cơ khí chế tạo máy
Thông tin tuyển sinh ngành cơ khí chế tạo máy

- Nội dung khóa học ngành cơ khí chế tạo máy bao gồm những kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn về Chế tạo cơ khí cụ thể như trợ giúp thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí. Chương trình nhấn mạnh việc tích hợp lý thuyết với thực hành về Cơ khí chế tạo máy . Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

- Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy, người học trở thành kỹ thuật viên có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành bậc trung cấp, có tiềm năng phát triển, có thể thực hiện được nhiệm vụ của một kỹ thuật viên trung cấp: Vận hành được các thiết bị cơ khí; chế tạo chi tiết máy; làm việc tại các cơ sở sản xuất chế tạo, kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí.



Sau khi học xong chương trình đào tạo ngành cơ khí chế tạo máy người học có khả năng:           

1. Về kiến thức về cơ khí chế tạo máy


- Trình bày được những nội dung cơ bản về: An toàn và môi trường công nghiệp, Tổ chức sản xuất,  Hình họa - Vẽ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Sức bền vật liệu, Kỹ thuật điện, nguyên lý - chi tiết máy, Máy công cụ, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ CNC.

- Triển khai được các bước chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ khí.

- Áp dụng được những kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn đã học để phân tích, đánh giá, thực hiện một số công việc liên quan tới cơ khí chế tạo.

2. Về kỹ năng cơ khí chế tạo máy


- Vận hành được các thiết bị cơ khí thông dụng.

- Thiết kế được các chi tiết máy ở mức độ đơn giản;

- Lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết và lắp ráp được nhóm, bộ phận các thiết bị cơ khí.

- Triển khai kế hoạch, điều hành một tổ sản xuất.

3. Về thái độ

- Người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành Cơ khí chế tạo có  tác phong công nghiệp, có tinh thần kỷ luật lao động cao, yêu ngành yêu nghề, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp.

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào ngành Cơ khí chế tạo, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.



III. Khung chương trình đào tạo

 
1. Cấu trúc kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo
TT
Nội dung
Khối lượng (ĐVHT)
1
Các học phần chung
22
2
Các học phần cơ sở
35
3
Các học phần chuyên môn              
25
4
Thực tập nghề nghiệp
16
5
Thực tập tốt nghiệp
5
Tổng khối lượng chương trình
103

2. Các học phần của chương trình
I. Các học phần chung

Học phần bắt buộc
1
Giáo dục Quốc phòng - An ninh
4
Tin học
2
Chính trị
5
Ngoại ngữ
3
Giáo dục thể chất
6
Pháp luật

Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần)
1
Kỹ năng giao tiếp
3
Giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2
Khởi tạo doanh nghiệp


II. Các học phần cơ sở                  

Học phần bắt buộc
1
An toàn và môi trường công nghiệp
6
Sức bền vật liệu
2
Tổ chức sản xuất
7
Kỹ thuật Điện
3
Hình họa - Vẽ kỹ thuật
8
Dung sai và Kỹ thuật đo 
4
Vật liệu cơ khí
9
AutoCAD
5
Cơ lý thuyết
10
Nguyên lý - chi tiết máy

Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần)
1
Công nghệ khí nén
4
Thiết kế xưởng
2
Thủy lực
5
Máy nâng chuyển
3
Kỹ thuật sửa chữa


III. Các học phần chuyên môn

Học phần bắt buộc
1
Chế tạo phôi
5
Công nghệ  CNC
2
Máy cắt kim loại
6
Nguyên lý cắt
3
Công nghệ chế tạo máy 1
7
Công nghệ chế tạo máy 2
4
Đồ gá



Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần)
1
Công nghệ CAD/CAM
3
Vẽ và thiết kế trên máy tính
2
Các phương pháp gia công đặc biệt


IV. Thực tập nghề nghiệp

Học phần bắt buộc
1
Thực tập hàn
3
Thực tập phay, bào, mài cơ bản
2
Thực tập nguội
4
Thực tập tiện cơ bản

Học phần tự chọn (chọn 1 trong các học phần)
1
Thực tập tiện nâng cao
3
Thực tập CNC
2
Thực tập Phay nâng cao


V. Thực tập tốt nghiệp



IV. Nội dung thi tốt nghiệp
TT
Nội dung
1
Chính trị
- Học phần Chính trị
2
Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần):
- Máy cắt kim loại;
- Đồ gá;
- Công nghệ chế tạo máy;
- Nguyên lý cắt.
3
Thực hành nghề nghiệp
Thi theo học phần thực tập học sinh chọn




V. Mô tả nội dung các học phần (Cơ sở và Chuyên môn)

An toàn và môi trường công nghiệp          

- Học phần này cung cấp những kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng trong  môi trường công nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trong ngành cơ khí. Kỹ thuật an toàn trong các xí nghiệp công nghiệp, các biện pháp phòng ngừa, cải thiện môi trường công nghiệp và phòng tránh tai nạn lao động.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được các yếu tố ảnh hưởng trong các môi trường công nghiệp đến sức khỏe con người; phân tích được các kỹ thuật an toàn trong các xí nghiệp và đưa ra được các biện pháp phòng ngừa, cải thiện được môi trường công nghiệp, phòng tránh được tai nạn lao động.

Tổ chức sản xuất       

- Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý quá trình sản xuất trong doanh nghiệp cơ khí bao gồm: Khái niệm về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay; hoạch định sản xuất, lập kế hoạch tiến độ sản xuất, các vấn đề chung về định mức kinh tế.

- Sau khi học xong học phần này, người học phân tích được tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, trình bày được khái niệm về doanh nghiệp, biết hoạch định và lập được kế hoạch sản xuất.

Hình họa - Vẽ kỹ thuật                

- Học phần về ngành cơ khí chế tạo máy cung cấp những quy tắc cơ bản, các phương pháp xác định vị trí hình chiếu các điểm, đường, mặt làm cơ sở cho việc xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Các kỹ thuật cơ bản của hình học hoạ hình; Các nguyên tắc biểu diễn không gian hình học; Các phép biến đổi hình học; Cung cấp kiến thức về phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình cắt, mặt cắt, các quy ước để biểu diễn chi tiết máy trên bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được các quy tắc cơ bản để biểu diễn chi tiết theo tiêu chuẩn TCVN, xây dựng được các bản vẽ kỹ thuật, đọc và vẽ được các bản vẽ lắp sản phẩm; sử dụng các tiêu chuẩn nhà nước hiện hành có liên quan đến bản vẽ với các bản vẽ cụ thể; trình bày được bản vẽ và sử dụng các dụng cụ vẽ, thiết bị vẽ thông dụng.

Vật liệu cơ khí                                 

- Học phần cung cấp kiến thức chung về cấu tạo của kim loại, hợp kim; tính chất, công dụng của các loại kim loại và hợp kim cũng như vật liệu phi kim dùng trong ngành cơ khí.

- Sau khi học xong học phần, người học trình bày được những kiến thức cơ bản về vật liệu, giải thích được một số ký hiệu của các vật liệu được sử dụng phổ biến trong chế tạo cơ khí và ứng dụng của những loại vật liệu trong ngành cơ khí. Chọn và sử dụng vật liệu một cách hợp lý, đưa ra các biện pháp cải thiện, nâng cao khả năng làm việc của một số vật liệu có sẵn hoặc tìm vật liệu thay thế một cách thích hợp, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của sản xuất.

Cơ lý thuyết   

- Học phần cung cấp kiến thức về các định luật cơ bản, định lý tổng quát về động lực học, kiến thức về trạng thái cân bằng của vật rắn, các chuyển động cơ học của vật thể, mối liên hệ giữa lực và chuyển động để giải các bài toán về cân bằng của vật và hệ vật, bài toán về chuyển động.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những định luật cơ bản, định lý tổng quát về động lực học; phân tích được trạng thái cân bằng của vật rắn, các chuyển động cơ học của vật thể.

Sức bền vật liệu         

- Học phần này cung cấp những kiến thức về ứng suất và trạng thái ứng suất, cách tính toán, xác định và kiểm nghiệm độ bền chi tiết máy dưới tác dụng của các lực, hệ lực kéo, nén, uốn, xoắn.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những khái niệm về ứng suất, trạng thái ứng suất; tính toán, xác định và kiểm nghiệm độ bền chi tiết máy dưới tác dụng của các lực, hệ lực.

Kỹ thuật điện                                 

- Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện, cách tính toán mạch điện; nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện, khí cụ điện cơ bản; phương pháp đo lường các đại lượng điện.       

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị điện thông dụng, nêu được tính năng và ứng dụng các loại máy điện, phân tích được các sơ đồ mạch điện đơn giản, nêu được phương pháp đo lường kiểm tra được các đại lượng điện.      

Dung sai và Kỹ thuật đo               

- Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về: Tính đổi lẫn chức năng trong ngành chế tạo máy; dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành chế tạo máy như mối ghép hình trụ trơn, mối ghép then và then hoa, mối ghép ren; phương pháp giải bài toán chuỗi kích thước và các nguyên tắc cơ bản để ghi kích thước trên bản vẽ chi tiết.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cơ sở xây dựng và nội dung cơ bản của hệ thống dung sai và lắp ghép các chi tiết trong ngành chế tạo máy theo TCVN; xác định được trị số dung sai kích thước, sai lệch hình dáng hình học các bề mặt, tính toán lựa chọn được kiểu lắp của chi tiết máy một cách hợp lý, đảm bảo tính đổi lẫn; sử dụng được TCVN về dung sai và lắp ghép; chọn và sử dụng được các dụng cụ thông dụng, các dụng cụ đo tiên tiến hiện nay.

Auto CAD                                     

- Học phần cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong ứng dụng phần mềm AutoCAD để vẽ bản vẽ chi tiết trên máy tính, bố trí bản vẽ, chỉnh sửa bản vẽ, ghi kích thước, gạch mặt cắt cũng như lưu trữ và xuất (in) bản vẽ.

- Sau khi học xong học phần này, người học thực hiện được các lệnh và các tính năng của các lệnh cơ bản trong phần mềm AutoCAD; sử dụng các lệnh vào việc vẽ và thiết kế bản vẽ 2D; có khả năng tự nghiên cứu để khai thác tiếp các phần chưa  được học trong phần mềm AutoCAD và các phần mềm CAD khác.

Nguyên lý - Chi tiết máy                      

- Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động lực học của các cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng trong cơ khí.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được nguyên lý làm việc của các cụm máy, tính toán và thiết kế được các chi tiết máy đơn giản, làm cơ sở để vận dụng trong quá trình tính toán thiết kế máy và chi tiết máy trong thực tế kỹ thuật.

Công nghệ khí nén                           

- Học phần cung cấp kiến thức về các thiết bị, các chi tiết cơ bản của thiết bị khí nén và ứng dụng của nó trong sản xuất cũng như phương pháp tính toán, lắp đặt và vận hành các hệ thống khí nén trong ngành cơ khí.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị khí nén, các ứng dụng của nó trong sản xuất; nêu được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống khí nén thông dụng.

Thủy lực                                              

- Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về các thiết bị thuỷ lực và ứng dụng của nó trong sản xuất; phương pháp thiết kế, tính toán, lắp đặt, vận hành các hệ thống thuỷ lực dùng trong ngành cơ khí.

- Sau khi học xong, người học trình bày được các tính chất cơ bản của chất lỏng, áp suất thuỷ tĩnh; lựa chọn được các thiết bị thuỷ lực và nêu được ứng dụng của nó trong sản xuất.

Kỹ thuật sửa chữa      

- Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các dạng hư hỏng của chi tiết máy; công tác chuẩn bị kỹ thuật và vật liệu cho sửa chữa; công nghệ sửa chữa các chi tiết máy, các bộ truyền chuyển động, các cơ cấu biến đổi chuyển động và các cơ cấu an toàn.

- Sau khi học xong học phần này, người học phân tích được các dạng hư hỏng của chi tiết máy đơn giản, chuẩn bị được kỹ thuật và vật liệu cho sửa chữa các chi tiết, các bộ phận.

Thiết kế xưởng                                 

- Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về phương án bố trí, tổ chức mặt bằng phân xưởng và nhà máy cơ khí phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế đảm bảo cho việc sản xuất an toàn, thuận lợi và kinh tế.

- Sau khi học xong học phần này, người học lập được phương án bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí, thiết kế được sơ đồ lắp đặt máy móc thiết bị trong phân xưởng.

Máy nâng chuyển                           

- Học phần cung cấp các kiến thức tổng quan về thiết bị nâng chuyển; Cơ cấu truyền động trong máy và thiết bị nâng chuyển, cấu tạo và nguyên lý; tính toán thiết kế một số cơ cấu truyền động thường gặp trong máy và thiết bị nâng chuyển.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị nâng chuyển đơn giản, tính toán được tải trọng của các thiết bị.

Chế tạo phôi                          

- Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về các loại phôi dùng trong ngành cơ khí chế tạo máy, phương pháp chế tạo phôi, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các loại phôi đúc, rèn, dập, cán, kéo, uốn.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được ưu, nhược điểm của các loại phôi và phương pháp chế tạo phôi trong sản xuất cơ khí; lựa chọn được phương pháp chế tạo phôi hợp lý.

Máy cắt kim loại                             

- Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về máy cắt kim loại, bao gồm: Các chuyển động trong máy, các xích truyền động, cách tính toán xích truyền động cho phù hợp với yêu cầu cần gia công trên máy; công dụng của các máy cắt kim loại như: Máy tiện, Máy phay, Máy bào, Máy mài, Máy khoan, Máy doa, Máy gia công răng.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy cắt kim loại thông dụng; phân tích được các xích động học của máy, tính toán các xích truyền động máy.

Công nghệ chế tạo máy 1                   

- Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo máy: Khái niệm quá trình sản xuất; chất lượng bề mặt chi tiết máy; độ chính xác gia công; khái niệm về chuẩn và sai số chuẩn; đặc trưng các phương pháp gia công cắt gọt.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được các khái niệm về công nghệ gia công trong chế tạo cơ khí, đánh giá được chất lượng bề mặt chi tiết máy, đánh giá được độ chính xác gia công, tính được sai số chuẩn và chọn được các phương pháp gia công cắt gọt.

Đồ gá                                            

- Học phần cung cấp kiến thức chung về đồ gá, bao gồm: Những khái niệm cơ bản; Cấu tạo của đồ gá, đặc điểm, công dụng của đồ định vị; Các cơ cấu sinh lực kẹp; Các cơ cấu khác của đồ gá. Đồng thời hướng dẫn cho học sinh cơ sở, đường lối thiết kế một đồ gá gia công trong sản xuất loạt.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những khái niệm cơ bản về đồ gá, các bộ phận cơ bản của đồ gá, lựa chọn được kết cấu một số đồ gá đơn giản; tính toán thiết kế được một số đồ gá gia công chi tiết đơn giản.

Công nghệ CNC                                 

- Học phần cung cấp kiến thức tổng quan về công nghệ CNC, cấu trúc chương trình và phương pháp lập trình gia công trên máy, các thông số công nghệ và vận hành máy công cụ CNC.

- Sau khi học học phần này, người học trình bày được một số khái niệm về điều khiển số; lập được chương trình NC gia công chi tiết cơ bản; vận hành gia công chi tiết trên máy công cụ CNC.

Nguyên lý cắt          

- Học phần cung cấp kiến thức về các hiện tượng xảy ra trong quá trình cắt như: Nhiệt cắt; lực và công suất, rung động, mòn dao và các yếu tố hình học của dụng cụ cắt ảnh hưởng tới quá trình cắt; cách tính toán, tra bảng để lựa chọn chế độ cắt hợp lý.

- Sau khi học xong học phần này, người học nhận biết được các hiện tượng vật lí xẩy ra trong quá trình cắt, phân tích được các yếu tố hình học của dụng cụ cắt ảnh hưởng tới quá trình cắt; tính toán, lựa chọn được chế độ cắt hợp lý.

Công nghệ chế tạo máy 2                   

- Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết, tính lượng dư gia công, quy trình công nghệ gia công một số chi tiết điển hình; khái niệm về công nghệ lắp ráp và thiết kế quy trình công nghệ lắp ráp sản phẩm cơ khí; khái niệm về công nghệ điển hình và cơ sở tối ưu hoá quy trình công nghệ.

- Sau khi học xong học phần này, người học thiết kế được quy trình công nghệ gia công chi tiết, thiết kế được quy trình công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí đơn giản.

Công nghệ CAD/CAM          

- Học phần cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản về quá trình thiết kế và lập quy trình công nghệ gia công dưới sự trợ giúp của máy tính, phương pháp chuyển dữ liệu từ bản vẽ CAD sang chế độ gia công CAM, lựa chọn dụng cụ và các thông số công nghệ cho quá trình gia công.

- Sau khi học xong học phần này, người học ứng dụng được các phần mềm CAD/CAM trong quá trình thiết kế và gia công chi tiết.

Các phương pháp gia công đặc biệt              

- Học phần cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản về gia công tia lửa điện (EDM), gia công bằng tia nước áp lực cao, gia công ăn mòn điện hóa (ECM), gia công bằng tia laser.

- Sau khi học xong học phần, người học trình bày được các khái niệm cơ bản về gia công tia lửa điện, gia công bằng tia nước, gia công bằng tia Laser; phân tích được ưu, nhược điểm của các phương pháp gia công.

Vẽ và thiết kế trên máy tính      

- Học phần này nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong ứng dụng các phần mềm để vẽ và thiết kế chi tiết cơ khí như phần mềm Inventor, solidwork hoặc phần mềm thông dụng khác.

- Sau khi học xong học phần này, người học sử dụng được các phần mềm hỗ trợ cho quá trình thiết kế chi tiết cơ khí.

Thực tập  hàn                                   

- Nội dung của học phần giúp người học thực hiện được phương pháp hàn điện cơ bản; cung cấp kỹ năng hàn trên máy hàn điện hồ quang; làm quen với thiết bị hàn khí.

- Sau khi học xong, người học thực hiện được những kỹ năng cơ bản làm việc trên máy hàn điện hồ quang, sử dụng được các thiết bị hàn khí.

Thực tập nguội                                            

- Học phần cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản trong gia công cơ khí bằng các dụng cụ cầm tay và thiết bị gia công đơn giản như: Vạch dấu, đục, giũa, cưa, khoan, cắt ren, tán đinh.

- Sau khi học xong học phần này, người học sử dụng được các thiết bị gia công đơn giản như giũa, cưa, khoan và thực hiện được các kỹ năng cơ bản về gia công nguội.

Thực tập phay, bào, mài cơ bản         

- Nội dung thực tập bao gồm các nội dung: Thao tác điều chỉnh, vận hành máy phay, máy bào, máy mài; chuẩn bị dao, gá lắp phôi; phay, bào, mài mặt phẳng, mặt bậc; mài mặt trụ.

- Sau khi học xong học phần này, người học lựa chọn được máy, dụng cụ gia công phù hợp, gá lắp được dụng cụ và phôi, vận hành máy gia công được các dạng mặt phẳng, mặt bậc.

Thực tập tiện cơ bản  

- Nội dung thực tập cung cấp cho người học các kỹ năng: Thao tác vận hành máy tiện; mài dao tiện, gá lắp dao, phôi; tiện trụ trơn, trụ bậc, khoan, tiện lỗ, tiện cắt rãnh, cắt đứt.

- Sau khi học xong học phần này, người học lựa chọn được các trang bị công nghệ và vận hành máy gia công được các chi tiết trục đơn giản.

Thực tập Tiện nâng cao                 

- Học phần này giúp người học thực hành gia công trên máy tiện với các công nghệ phức tạp như: Tiện trụ dài, tiện ren, tiện định hình, tiện chi tiết lệch tâm, tiện chi tiết có gá lắp phức tạp.

- Sau khi học xong học phần này, người học triển khai được các bước công nghệ và vận hành các loại máy tiện để gia công các dạng mặt phức tạp như mặt ren, mặt định hình.

Thực tập Phay nâng cao                

- Học phần này giúp người học thực hành gia công trên các máy phay, bào với các công nghệ phức tạp hơn như: Phay, bào mặt phẳng nghiêng; phay, bào rãnh trụ, rãnh đuôi én, rãnh xoắn; phay bánh răng trên máy phay vạn năng.

- Sau khi học xong học phần này, người học triển khai được các bước công nghệ và vận hành các loại máy phay, máy bào để gia công các dạng mặt phức tạp như mặt ren, mặt định hình.

Thực tập CNC                                

- Học phần này hướng dẫn lập trình gia công chi tiết, kiểm tra và sửa lỗi chương trình, chuẩn bị dụng cụ, cài đặt thông số, chọn dụng cụ, xác định điểm gốc phôi và tiến hành vận hành máy CNC để gia công chi tiết.

- Sau khi học xong học phần này, người học lập được chương trình NC và vận hành được máy CNC gia công chi tiết.

Thực tập tốt nghiệp                        

- Học phần này nhằm mục đích giúp người học củng cố kiến thức lý thuyết, cung cấp kỹ năng về sản xuất thực tiễn tại các doanh nghiệp.

- Nội dung bao gồm: Nghiên cứu các loại máy gia công tại doanh nghiệp, nghiên cứu tổ chức sản xuất, nghiên cứu quy trình công nghệ gia công  một số sản phẩm, nghiên cứu phương pháp gá lắp trên một số máy, tìm hiểu công tác kỹ thuật, công tác kế hoạch và các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Chat
1